Thứ Sáu, 18/10/2024
Dòng sự kiện
  • Trang chủ

Tiền Giang khai thác lợi thế, phát triển cây chôm chôm

Cây chôm chôm ở huyện Tân Phong tỉnh Tiền Giang được đưa vào quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGap, chất lượng ngon, là cách làm tất yếu nâng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu cho loại trái cây đặc sản địa phương.

Nhiều loại nông sản hàng hóa có sản lượng lớn có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang đã được xuất khẩu ra thị trường thế giới, trong đó có nhiều trái cây đặc sản nổi tiếng, nổi bật là chôm chôm Tân Phong.

Có nhiều loại chôm chôm được trồng tại huyện Tân Phong, trong đó có chôm chôm tróc hay còn gọi là chôm chôm java, là giống chôm chôm được nhập chủ yếu từ Indonesia, Thái Lan.

Chôm chôm huyện Tân Phong – Tiền Giang

Đặc điểm của loại chôm chôm này là thịt không dính hạt, trái to, ngọt. Chôm chôm Java và chôm chôm nhãn tại Tiền Giang là hai giống phổ biến nhất cung cấp hầu hết cho thị trường trong nước.

Chôm chôm là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin C, đạm, chất béo và các nguyên tố vi lượng như mangan, kali, canxi, sắt, đồng... Người ta còn sản xuất dầu ăn hay xà phòng nhờ vào việc lấy dầu từ hạt chôm chôm do trong hạt có thành phần dầu cao. Cây và rễ chôm chôm cũng có thể dùng cho việc sản xuất dược phẩm và màu. 

Cây chôm chôm trồng khoảng 4 năm thì bắt đầu cho thu hoạch với năng suất ổn định, thường năm sau sản lượng cao hơn năm trước, khi cây lớn có thể thu hoạch đạt từ 250 đến 300 kg/cây.

Để cây ra hoa sớm hơn thời vụ bán được giá cao, thực hiện xử lý xiết nước, sau đó đến thời kỳ chăm sóc hoa, tỉa và chăm sóc trái, có chế độ bón phân nuôi trái, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý để phòng trị sâu bệnh gây hại trên hoa, trên trái và sâu đục thân. Sau thu hoạch vào khoảng tháng 6 âm lịch thì người dân tiến hành vệ sinh vườn, tỉa bỏ những cành vừa thu hoạch xong để cây ra đọt non để chuẩn bị cho chôm chôm vụ sau, chăm sóc tích cực cho vụ thu hoạch mới. Nhờ vào việc tiếp nhận và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong thâm canh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất được nguồn gốc... nên chôm chôm Tiền Giang đã được nhiều người tiêu dùng biết đến, không chỉ tiêu dùng trong nước mà còn được định hướng xuất khẩu.

Từ năm 2011, tổ hợp tác chôm chôm Tân Phong đã được chứng nhận VietGAP. Nhiều hộ gia đình đã áp dụng đúng qui trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nên thu hoạch chôm chôm đạt loại tốt, đồng đều về chất lượng.

Trung bình một ha đạt năng suất là 25 tấn và diện tích phát triển chôm chôm của huyện Tân Phong đạt khoảng hơn 600 ha. Diện tích chôm chôm tăng theo từng năm do thổ nhưỡng thích hợp, điều kiện đất đai mầu mỡ và lợi nhuận kinh tế cao. Loại cây ăn quả này đã góp phần khẳng định thương hiệu cũng như chất lượng trái cây của Tiền Giang trên thị trường, là loại cây ăn trái chủ lực của tỉnh Tiền Giang.

Sản xuất nông sản bắt kịp vào chuỗi giá trị toàn cầu

Với định hướng mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã phát huy được những lợi thế, tiềm năng và có nền tảng cơ bản nhờ vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, là đòn bẩy để phát triển toàn diện nông nghiệp ứng dụng, trong đó tập trung xây dựng các vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao cũng như hệ thống các doanh nghiệp, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm chủ lực, trong đó có quả chôm chôm nhằm tạo sự đột phá trong sản xuất nông nghiệp.

Ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã và đang là khâu quan trọng, góp phần phát triển nông nghiệp tỉnh Tiền Giang theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao. Thúc đẩy tiến trình ứng dụng công nghệ cao trong quy trình sản xuất chôm chôm tại Tiền Giang đã góp phần đưa ngành nông sản Việt Nam bắt kịp với thế giới cả về công nghệ và tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất.

Nguồn: VITIC tổng hợp

Quý độc giả quan tâm sản phẩm, vui lòng liên hệ “tại đây

Liên kết website