Thứ Ba, 13/05/2025
Dòng sự kiện
  • Trang chủ

Đẩy mạnh xuất khẩu chuối Laba Đà Lạt công nghệ cao sang Nhật Bản

Trong tháng 7 năm 2018, 30 tấn chuối đầu tiên của HTX Thương mại dịch vụ Laba Phú Sơn đã được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Đây là tín hiệu rất đáng mừng cho người dân tại xã Ðạ K’Nàng (huyện Ðam Rông), mở ra cơ hội mới nhiều tiềm năng cho thương hiệu chuối nổi tiếng lâu nay, đồng thời tạo sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả cho nông dân nơi vùng sâu, vùng xa Ðạ K’ Nàng. Như vậy, sau lô chuối đầu tiên được kiểm định gắt gao về chất lượng, từ tháng 8 năm 2018, thị trường Nhật Bản đã yêu cầu HTX mỗi tháng xuất khẩu sang Nhật Bản từ 3 - 4 công chuối Laba, mỗi công nặng 20 tấn. Mặc dù giá trị xuất khẩu mang lại rất lớn, nhưng chính quyền địa phương không khuyến khích người dân phát triển diện tích trồng chuối ồ ạt, mà chỉ nên đi từng bước khi đã tìm ra nơi bao tiêu đầu ra, hỗ trợ về khoa học, nhằm đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững.

Chuối Laba là cái tên nghe không thuần Việt, nhưng là một loại chuối được trồng nhiều ở huyện Lâm Hà, khí hậu quanh năm mát mẻ, có nguồn nước tưới tự nhiên chảy từ trên núi, là điều kiện lý tưởng để phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho nhiều hộ nông dân.

Do những yếu tố tự nhiên về đất đai, khí hậu, độ cao…, trong những giống chuối mang về trồng có nhóm chuối già đã tạo nên hương vị và phẩm chất đặc trưng riêng, tạo nên tên gọi chuối Laba tồn tại đến nay.

Cây chuối Laba gắn liền với tên vùng đất của xã Phú Sơn mà trước đây người Pháp gọi mảnh đất này với cái tên Laba. Giống chuối này là do người Pháp mang từ đảo Java (Indonesia) sang trồng.

Cách đây gần 100 năm, những người đi mở đất ở vùng Nam Tây nguyên đã mang theo một số giống chuối để trồng ở vùng La Ba, xã Phú Sơn (Huyện Đức Trọng), nay là H.Lâm Hà (Lâm Đồng) để cung cấp cho người Pháp và du khách đến với Đà Lạt. Trong số đó, có giống chuối đặc biệt thơm ngon được người dân cung tiến cho vua Bảo Đại trong thời gian ông sống ở Đà Lạt, nên trong dân gian hay gọi là chuối tiến vua.

Qua thời gian, người ta thấy chỉ với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu này có một giống chuối cho ra trái thơm, ngọt, dẻo rất đậm đà, được nhiều người ưa thích. Chuối Laba đã trở thành thương hiệu riêng của vùng đất Lâm Đồng, là đặc sản trứ danh, không cần quảng bá mà tiếng thơm bay xa khắp cả trong và ngoài nước.

Chuối Laba còn gọi là chuối tiến vua, chuối Dạ hương, có đặc điểm là buồng dài, quả chuối thon có hình dáng đẹp, dài và hơi cong, khi chính có vỏ mỏng, ruột vàng có vị ngọt thanh, thơm dẻo rất đặc trưng, khi chín không có vị chua, nhão như các loại chuối thông thường, được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH- CN) công nhận là mặt hàng đặc sản của Đà Lạt – Lâm Đồng.

Có 02 giống chuối chính được trồng tại Đà Lạt

Trước đây tại Đà Lạt có 2 giống chuối chính gồm:

+ Loại cây chuối cao: Cây cao từ 4,5 – 5 mét, thân cây chuối thon, lá màu xanh nhạt, cuống lá to hơi dài, lá mo và vòi noãn khi khô tự rụng. Trái cong và úp vào buồng, vỏ mỏng, ăn ngọt và thơm, năng suất tương đối cao nhưng khó thu hoạch buồng quả, hay bị đổ ngã nhiều khi gặp gió lớn, bão và bệnh héo rũ, bệnh cháy lá. Nông dân xã Phú Sơn gọi là chuối Già Hương cao. Hiện nay số lượng còn không đáng kể (rất hiếm).

+ Loại chuối cây vừa: Cây cao từ 3 đến 3,5 mét, lá mọc sít nhau hơn, lá màu xanh nhạt, cuống lá hơi dài, eo lá có mầu tím đỏ, gốc lá nhọn và sâu, trái hơi cong, nải trên buồng xít nhau, buồng trái hình trụ, số nải trên/buồng từ 10 – 12 nải (hoặc nhiều hơn), Nông dân xã Phú Sơn thường gọi là chuối già Già hương thấp hay chuối LaBa, chuối LaBa, chuối Laba Đà Lạt…. Nhưng hiện nay số lượng cây chuối còn rất ít. Giống chuối trên cho năng suất cao, chất lượng tốt, hay bị bệnh cháy lá, trái khi chín hay bị đốm đen (đốm trứng cuốc).

Hiện nay; trên địa bàn Phú Sơn-Đạ Đờn… tồn tại nhiều giống chuối khác nhau gồm: Già hương cao, già hương thấp (chuối LaBa, chuối LaBa Đà Lạt…), già cui, già lùn, nhưng nhiều nhất là giống chuối già cui.

Chuối LaBa hay chuối LaBa Đà Lạt theo phân loại thuộc nhóm AAA; thuộc nhóm chuối già  nên có những đặc điểm chung về sinh thái như nhau.

Chuối là cây nhiệt đới, chuối LaBa thuộc nhóm chuối già, được trồng ở vùng cận nhiệt đới, từ 18oC cây chuối bắt đầu tăng trưởng và đạt tối ưu ở 27oC, Trên 38oC cây chuối ngừng tăng trưởng. Vì vậy khi trồng chuối LaBa ở những tiểu vùng khí hậu có nhiệt độ dưới 18oC, thời gian sinh trưởng sẽ kéo dài.

Chuối LaBa không bị ảnh hưởng của quang kỳ, như vậy chuối có thể trổ buồng quanh năm. Chuối LaBa ưa ánh sáng nhẹ, từ 2.000 – 30.000 lux; trên 30.000 lux quang hợp bắt đầu giảm. Nắng trực xạ của các trưa hè dễ làm cháy lá và nám buồng quả.

Nhóm chuối già nói chung và chuối LaBa nói riêng cần nhiều nước, một số tài liệu cho thấy cứ 13,5m2 lá cần tới 25 lít nước/ngày (lượng nước tối thiểu là 15 đến 18 lít) để vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi cây. Vì vậy, nếu thiếu nước lá của các cây chuối sẽ bị héo rũ, nếu kéo dài cây sẽ bị chết. Ngược lại, vườn chuối bị ngập úng chỉ sau vài giờ cũng bị héo rũ, ngập úng kéo dài chuối cũng bị chết. Những nơi có mực nước ngầm thấp, đất lúc nào cũng ướt thì trồng chuối cũng cho năng suất rất thấp.

Chuối LaBa không chịu nổi gió lớn, sẽ làm chuối rách lá và trốc gốc… Vì thế khi qui hoạch vùng trồng chuối cần chọn vùng có ít bão tố và cần có các biện pháp kỹ thuật như làm đai cản gió (trồng các cây chắn gió), vun gốc, chống buồng, để hạn chế ngã đổ.

Đất trồng chuối tốt nhất là đất tơi xốp, nhiều mùn, nhất là đất phù sa, đất đỏ bazan, đất bùn ao phơi ải, nơi không bị ngập úng và dễ tưới tiêu nước và thoát thủy tốt, mạch nước ngầm dưới 60 cm. Vườn trồng chuối phải quang đãng để có đủ ánh sáng quang hợp. Độ pH thích hợp trồng chuối là từ 6-7.

Người dân mạnh dạn chuyển đổi cây trồng sang chuối Laba, thu nhập 20 triệu đồng/ha

Chuối Laba được nhiều người ưa thích, chọn làm bữa tráng miệng trong gia đình, nhưng hiện nay toàn tỉnh Lâm Đồng chỉ có khoảng 100 ha được trồng, trong số đó chỉ còn ít ỏi diện tích là giống chuối Laba năng suất cao, chất lượng tốt. Trước nguy cơ lụi tàn của chuối Laba, Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng đã có nhiều công trình nghiên cứu bảo tồn và phát triển giống chuối này. Và bước đầu, người ta đã thành công trong việc nhân giống chuối Laba bằng nuôi cấy mô và hiện nay một số công ty ở Đà Lạt cũng đang chuyển hướng kinh doanh vào loại chuối đặc hữu này. Tại Viện sinh học Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh đã nhân giống bằng phuơng pháp nuôi cây mô thành công trên giống chuối này và sản xuất trên quy mô công nghiệp với công suất 1 triệu cây/năm.

Đã có rất nhiều mô hình trồng chuối Laba chuyên canh có quy mô từ 0,5 – 1 hoặc 2ha đất và hiệu quả kinh tế cũng khá cao so với nhiều loại cây trồng khác. Trồng chuối chỉ một năm là đã được thu hoạch và có thể thu hoạch quanh năm. Chuối Laba rất dễ trồng, ít tốn công chăm sóc và không phải lo đầu ra cho sản phẩm, cho thu nhập khoảng 100 triệu/năm trên 1ha chuối Laba.

Thời gian gần đây, nhận thấy giá trị mà chuối Laba mang lại nên nhiều hộ dân tại Lạc Dương, Đơn Dương, xã Phú Sơn, huyện Lâm Hà đã quyết định chuyển đổi cây trồng từ những ha cà phê già cỗi, năng suất thấp chuyển sang trồng giống chuối Bala.

Chuối Bala từ lúc trồng đến lúc ra buồng khoảng 8 tháng, từ lúc ra buồng đến lúc thu hoạch khoảng 4 tháng nữa, tổng cộng 12 tháng là có thể thu chính vụ. Nếu chăm sóc tốt, chuối cho năng suất cao và chất lượng. Mỗi buồng chuối đạt từ 25 - 30kg, cho khoảng 10 - 12 nải, sản lượng thu hoạch bình quân cả vườn là 4 tấn mỗi tháng.

Thị trường tiêu thụ chuối Laba chủ yếu là TP. Đà Lạt và một số xã trong huyện Lâm Hà. Với giá bán bình quân khoảng 5.000 đồng/kg, mỗi tháng thu 4 tấn sẽ thu về khoảng 20 triệu đồng tiền lãi. Theo tính toán, trồng chuối Laba có thu nhập cao gấp 2 lần so với cà phê và mà lại có thu nhập thường xuyên. Như vậy, chỉ sau 1 năm chuối Bala sẽ cho thu nhập khoảng 230 triệu đồng (trừ chi phí đầu tư lãi gần 200 triệu đồng).

Đưa chuối Bala công nghệ cao xuất khẩu sang Nhật Bản

Chuối Laba đã trở thành thương hiệu riêng của vùng đất Lâm Đồng, là đặc sản trứ danh, không cần quảng bá mà tiếng thơm bay xa khắp cả trong và ngoài nước. Đặc biệt khách du lịch Pháp, Nga, Hà Lan… khi tới Đà Lạt chỉ thích ăn và mua chuối Laba làm quà. Sản phẩm nức tiếng này được phân phối rộng rãi khắp trên thị trường cả nước và xuất khẩu, đặc biệt chuối Laba là một trong rất ít mặt hàng nông sản xuất khẩu đã chinh phục được khá nhiều thị trường khó tính trên thế giới.

Tuy nhiên, phải sau một năm trồng chuối theo đúng kỹ thuật, quy trình của Nhật Bản hướng dẫn thì 30 tấn chuối đầu tiên của HTX Thương mại dịch vụ Laba Phú Sơn đã được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trong tháng 7 năm 2018. Đây là tín hiệu rất đáng mừng cho người dân tại xã Ðạ K’Nàng (huyện Ðam Rông), mở ra cơ hội mới nhiều tiềm năng cho thương hiệu chuối nổi tiếng lâu nay, đồng thời tạo sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả cho nông dân nơi vùng sâu, vùng xa Ðạ K’ Nàng. Như vậy, sau sau lô chuối đầu tiên được kiểm định gắt gao về chất lượng, từ tháng 8 năm 2018, thị trường Nhật Bản đã yêu cầu HTX mỗi tháng xuất khẩu sang Nhật Bản từ 3 - 4 công chuối Laba, mỗi công nặng 20 tấn.

Đối với một huyện còn gặp nhiều khó khăn như Đam Rông, mô hình trồng chuối hướng đến xuất khẩu đang mở ra một hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả cho bà con nơi đây.

Mặc dù trồng chuối xuất khẩu sang Nhật Bản có kỳ công hơn so với trồng thường để đảm bảo những yêu cầu khắt khe hơn về lượng thuốc bảo vệ thực vật, kích thước trái, thời gian cắt, nhưng với giá bán ổn định từ 8.000 - 9.000 đồng/kg, ước tính 1ha sẽ thu được 500 - 600 triệu đồng (sau khi đã trừ chi phí khoảng 200 triệu đồng/ha).

Chuối Laba của huyện Lâm Hà và xã Đạ K’Nàng trước giờ đã có thương hiệu và chất lượng đã được kiểm chứng. Trải qua một thời gian gián đoạn, mai một, việc xuất khẩu được sang thị trường mới và rộng như Nhật Bản đã mở ra hướng cho HTX giữ thế mạnh của địa phương, xây dựng lại thương hiệu, giúp bà con nông dân phát triển kinh tế bền vững bằng chính cây chuối. Hiện tại, HTX Thương mại dịch vụ Laba Phú Sơn có khoảng 200 ha trồng chuối, phân bố tại các xã trên địa bàn huyện Lâm Hà và xã Đạ K’Nàng. Trong đó, diện tích đã cho thu khoảng 100 ha và đều đang được hỗ trợ kỹ thuật để đảm bảo yêu cầu xuất khẩu sang Nhật Bản. HTX đang trở thành cầu nối giữa nông dân với doanh nghiệp và thị trường Nhật Bản, định hướng xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ trong và ngoài nước để nâng cao giá trị cây chuối Laba, từ đó giúp bà con phát triển ổn định hơn.

Theo Chủ tịch Hội Nông dân xã Đạ K’Nàng, cho biết: Trước đây, Trung tâm Nông nghiệp huyện Đam Rông đã có đầu tư giống chuối Laba cho nông dân, nhưng do chưa tìm được đầu ra để bao tiêu nông sản, nên số lượng người dân và diện tích trồng chuối không nhiều. Hiện mới chỉ có 3 hộ nông dân tại Đạ K’Nàng dám mạnh dạn trồng chuối với diện tích lớn như vậy để xuất khẩu sang Nhật Bản. Theo kế hoạch, các hộ gia đình tại thôn Đạ Mun, xã Đạ K’Nàng sẽ nhân lên khoảng 20ha trồng chuối Bala để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, địa phương không khuyến khích người dân phát triển diện tích trồng chuối ồ ạt, mà chỉ nên đi từng bước khi đã tìm ra nơi bao tiêu đầu ra, hỗ trợ về khoa học, nhằm đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững.

Nguồn: VITIC

Liên kết website